Tác giả: Jun Dai , Jumi Kim , Jay A. Soled, JD, LLM và Miklos A. Vasarhelyi, PhD
Jun Dai là trợ lý giáo
sư tại Đại học Công nghệ Michigan, Houghton, Mich.
Jumi Kim là NCS Tiến sĩ tại Trường Kinh doanh Rutgers, Newark
và New Brunswick, NJ
Jay A. Soled, JD, LLM,
là giáo sư tại Trường Kinh doanh Rutgers.
Miklos Vasarhelyi,
Tiến sĩ, là Giáo sư Xuất sắc của KPMG về Hệ thống Thông tin Kế toán và là Giám
đốc Trung tâm Nghiên cứu Kế toán Rutgers và Phòng thí nghiệm Báo cáo & Kiểm
toán Liên tục (CAR Lab); ông cũng là thành viên của Ban Cố vấn Biên tập
Tạp chí CPA.
Tóm tắt
Cho đến nay, "hợp
đồng thông minh" mới chỉ được sử dụng hạn chế. Tuy nhiên, chúng có
khả năng chuyển đổi, đặc biệt là khi kết hợp với trí tuệ nhân tạo
(AI). Các tác giả xem xét sự kết hợp có thể có của hai công nghệ này và
các cơ hội tiềm năng mà nó mang lại để giải quyết việc định giá tài sản, một
vấn đề khó khăn lâu nay giữa người nộp thuế và IRS.
***
Vào năm 1997, thay vì các
thủ tục pháp lý truyền thống mà ở đó, các bên phải trải qua một quá trình
thương lượng mệt mỏi và tốn kém, nhà khoa học máy tính và nhà nghiên cứu luật
Nick Szabo đã hình thành ý tưởng về “hợp đồng thông minh” cho những mối quan hệ
hợp đồng có thể được chính thức hóa thông qua thực thi mã máy tính (“View of
Formalizing and Securing Relationships on Public Networks,” First Monday,
doi: 10.5210/fm.v2i9.548). Cho đến nay, các hợp đồng thông minh đã
được sử dụng trong nhiều ngành hẹp khác nhau, đáng chú ý nhất là trong tiền
điện tử và trong một số hợp đồng bảo hiểm nhất định. Bất chấp việc sử dụng
hạn chế, chúng hứa hẹn có khả năng cách mạng hóa thế giới thuế và kế toán (xem bảng Exhibit). Chúng
có thể được sử dụng như một cơ chế để người nộp thuế và chính phủ đạt được sự
đồng thuận về việc định giá tài sản, một lĩnh vực gây tranh cãi từ xưa đến nay,
đã dẫn đến vô số các cuộc xét xử và các báo cáo kiểm toán có dấu hiệu báo động.
Bài phân tích dưới đây
bắt đầu bằng việc đi sâu vào vấn đề chính của việc định giá tài sản. Tiếp
theo là khám phá bản chất của cả hợp đồng thông minh và trí tuệ nhân tạo (AI)
và năng lực của chúng trong việc giải quyết vấn đề định giá tài sản đặc thù (endemic),
kết thúc bằng việc mô tả về những lợi ích liên quan đến cách tiếp cận được đề
xuất này.
Bối cảnh: Định giá tài sản
Kể từ khi bắt đầu áp
dụng thuế thu nhập vào năm 1913, các vấn đề về định giá tài sản đã có mặt khắp
nơi. Và lý do rất đơn giản - về bản chất, các tài sản không thể thay đổi
có một loạt các giá trị. Tùy thuộc vào kế hoạch (agenda) của người đóng
thuế, các lựa chọn định giá sẽ được thực hiện để mang lại gánh nặng thuế thấp
nhất có thể.
Ví dụ, nếu một người
đóng thuế muốn tặng tài sản cho một tổ chức từ thiện, cùng với phạm vi định giá
tài sản cho phép, họ sẽ chọn mức cao nhất. Ngược lại, nếu người đóng thuế
muốn tặng tài sản cho con cái của họ, cùng với một phạm vi định giá tài sản cho
phép, họ sẽ chọn mức thấp nhất. Tuy nhiên, để đảm bảo việc định giá tài
sản có thể bảo vệ được (thường từ một thẩm định viên chuyên nghiệp) đòi hỏi các
công việc tốn nhiều thời gian và tài nguyên.
Trước kế hoạch tiết
kiệm thuế của người nộp thuế, trong nhiều trường hợp, IRS tranh cãi về các số
liệu định giá đưa ra. Thông thường, những gì diễn ra sau đó là những cuộc
tranh tụng kéo dài giữa các chuyên gia về tính chính xác của việc định giá tài
sản. Với rất ít hoặc không được đào tạo về kỹ thuật định giá để giải quyết
những vấn đề này, các tòa án sau đó có nhiệm vụ giải quyết những khác biệt của
các bên, thường lấy trung bình các lựa chọn được đưa ra.
Hệ quả của sự biến
động này có thể dự đoán được; nó khiến IRS và người nộp thuế phải có những
quan điểm định giá thậm chí còn khắc nghiệt hơn với kỳ vọng rằng làm như vậy,
theo quan điểm của họ, cuối cùng sẽ mang lại kết quả định giá thuận lợi hơn.
Sự giao nhau của Hợp đồng thông minh và AI
Trong thế kỷ qua, các
cuộc chiến về định giá giữa IRS và người nộp thuế đã lặp đi lặp lại nhiều
lần. Tình huống thực tế sau đây là phổ biến: người đóng thuế khai báo giá
trị của một tài sản, IRS kiểm tra bản khai thuế của người đóng thuế và không
đồng tình với giá trị của tài sản đó, kiện tụng xảy ra và họ ra tòa để giải
quyết sự khác biệt.
Cũng trong giai đoạn này,
một cuộc cách mạng công nghệ đã diễn ra đã thay đổi hoàn toàn cách mọi người
tiến hành các công việc cá nhân và kinh doanh của họ. Đối với mục đích của
phân tích này, có hai chủ đề công nghệ cụ thể, khi kết hợp với nhau, có khả
năng thay đổi động cơ truyền thống giữa IRS và người nộp thuế. Chúng là
hợp đồng thông minh và AI.
Hợp đồng thông minh là
các chương trình máy tính được thiết kế để tự động thực hiện các tác vụ nhất
định dựa trên các hành động và chương trình được xác định trước. Như vậy,
các chương trình này được thiết kế để tự hoạt động (hermeneutic)
(nghĩa là tự thực thi, khép kín); do đó, một khi hợp đồng được ký, sự can
thiệp của các bên tham gia, luật sư hoặc tòa án có thể rất hạn chế, nếu không
muốn nói là hoàn toàn không thể. Việc không có những xích mích có thể xảy
ra này làm cho chúng trở nên “thông minh” và hấp dẫn hơn so với các hợp đồng
truyền thống. Một điểm tương tự với phương thức hoạt động của hợp đồng
thông minh là máy bán hàng tự động, được kích hoạt bằng cách đút tiền xu, bills
hoặc thẻ tín dụng, tiếp theo là lựa chọn một mặt hàng và sau đó kết thúc bằng
việc tự động giao sản phẩm tương ứng.
Trong thập kỷ trước,
một công nghệ mới thường được sử dụng để tăng cường và bảo vệ việc thực thi các
hợp đồng thông minh là blockchain. Blockchain là một hệ thống sổ cái phân
tán sử dụng một mạng lưới các máy tính cùng quản lý một hệ thống và ngăn chặn
các hành động bất hợp pháp trên sổ cái. Sử dụng các biện pháp bảo vệ vốn
có trong công nghệ blockchain, tính toàn vẹn của hợp đồng thông minh gần như
không thể xuyên thủng trước những thay đổi độc hại.
AI mô tả một cách rộng
rãi một số chức năng hiện có thể được thực hiện thông qua việc sử dụng công
nghệ mà không cần sự can thiệp của con người. Các ví dụ quen thuộc của AI
bao gồm ô tô tự lái, robot hút bụi và trợ lý ảo. Một tập hợp con của AI là
học máy, bao gồm một quá trình mà các siêu máy tính (sophisticated computers) “học” - thường thông qua quá trình thử-và-sai (trial-and-error process)— chứ không phải được lập trình sẵn.
Trong thập kỷ qua, một
lĩnh vực AI đã chứng minh được hiệu quả là lĩnh vực định giá tài sản. Việc
định giá tài sản, trước đây thường mất vài tuần hoặc vài tháng để hoàn tất với
chi phí lớn, giờ đây có thể được AI tạo ra ngay lập tức với chi phí thấp hoặc
miễn phí. Kết quả thường chính xác hơn so với kết quả do con người thực
hiện.
Với chức năng của hợp
đồng thông minh và sự thành công mà AI đã đạt được trong khả năng định giá tài
sản, không có lý do gì mà điểm mạnh của hai công nghệ này không thể kết hợp
đồng bộ để tận dụng ưu điểm của mỗi công nghệ. Đề xuất dưới đây cố gắng
thực hiện chính xác điều đó.
Đề xuất
Đề xuất hiện nay rất
đơn giản: Trong trường hợp người nộp thuế cần định giá một tài sản (ví dụ: quyên
tặng một tòa nhà làm việc cho một tổ chức từ thiện), họ sẽ ký hợp đồng thông
minh với IRS. Các điều khoản của hợp đồng này sẽ thống nhất và tự thực
hiện cho cả hai bên và sẽ hoàn toàn dựa vào AI cho các mục đích định giá tài
sản. Một blockchain sẽ quản lý hợp đồng và đảm bảo rằng các hành động của
nó tuân thủ nghiêm ngặt thỏa thuận đã đề ra giữa người nộp thuế và IRS.
Quá trình này sẽ diễn
ra trong một chuỗi gồm ba bước và được triển khai trên nền tảng blockchain.
Bước 1.
Phần mềm máy tính sẽ yêu
cầu người đóng thuế cung cấp thông tin quan trọng về tài sản qua các câu hỏi (ví
dụ: vị trí của một tòa nhà, diện tích, thời điểm xây dựng). Nếu thông tin
đầy đủ (adequate information) được cung cấp đáp ứng yêu cầu của AI để
đưa ra ước tính định giá chính xác, quy trình sẽ tiếp tục sang bước tiếp
theo. Nếu thông tin được cung cấp tỏ ra không đầy đủ, hợp đồng thông minh
sẽ tự động thu thập thông tin bổ sung (ví dụ: thu nhập cho thuê ròng trung bình
hàng tháng được tạo ra hoặc bất kỳ chi phí tiêu hao (amenities) nào khác
được cung cấp bởi công trình). Khi thông tin bổ sung này được cung cấp, AI
sẽ đưa ra quyết định định giá như một phần của quy trình. Nếu AI vẫn thiếu
thông tin đầy đủ (ví dụ: các thông tin so sánh), nó sẽ thông báo cho các bên
rằng trường hợp này nên định giá tài sản theo cách truyền thống và hợp đồng
thông minh là vô hiệu (null and void).
Bước 2.
IRS hoặc người đóng
thuế sau đó có thể chấp nhận hoặc từ chối giá trị được đưa ra. Nếu một
trong hai bên từ chối việc xác định giá trị, AI sẽ tự động tạo ra một loạt câu
hỏi bổ sung để người nộp thuế hoàn thành (ví dụ: chi phí tiện ích trung bình
hàng tháng), có thể dẫn đến giá trị tài sản được hiệu chuẩn lại. Một lần
nữa, IRS và người nộp thuế sẽ có thể chấp nhận hoặc từ chối việc định giá lại tài
sản.
Bước 3.
Nếu IRS hoặc người
đóng thuế từ chối giá trị thị trường hợp lý (fair market value) dự kiến của
tài sản, các bên — như một phần của hợp đồng thông minh — sẽ cam kết phân xử sự
khác biệt của họ hoặc chuyển sang thực hiện thẩm định giá tài sản theo cách
truyền thống nếu sự khác biệt về định giá vẫn lớn đáng kể. Khi cả hai bên
đồng ý về giá trị của tài sản, hợp đồng thông minh sẽ được triển khai trên nền
tảng blockchain và người nộp thuế sẽ cam kết báo cáo giá trị này và IRS chấp
nhận nó. Việc vi phạm hợp đồng thông minh có thể dẫn đến việc người đóng
thuế bị phạt hoặc IRS có nghĩa vụ phải bồi thường. Việc thực thi hình phạt
và bồi thường sẽ được thực thi bởi hợp đồng thông minh và được giám sát bởi tất
cả các máy tính trong chuỗi khối.
Sau khi bị ràng buộc
bởi các điều khoản của quy trình ba bước này, IRS và người nộp thuế sẽ phải
hành động phù hợp. Mỗi bên có thể sẽ hài lòng với kết quả của hợp đồng
thông minh; tuy nhiên, nếu một bên hoặc cả hai không hài lòng, họ cũng
không thể tranh cãi hoặc lật lại kết quả.
Lợi ích của Đề xuất Hợp đồng Thông minh
Việc thông qua đề xuất
này sẽ mang lại vô số lợi ích. Đối với những người mới bắt đầu, nhiều
nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng các kết quả định giá do AI và các công nghệ
liên quan tạo ra thường chính xác hơn so với các kết quả định giá do các chuyên
viên trong lĩnh vực thẩm định giá đưa ra. Ngoài ra, việc định giá tài sản
như vậy không chỉ giới hạn trong bất động sản; AI có một hồ sơ theo dõi (track
record) đã được chứng minh bao gồm việc định giá tài sản cho các tác phẩm nghệ
thuật (artwork), các doanh nghiệp sở hữu cô đọng (closely held businesses
- là công ty được sở hữu bởi cá nhân hoặc nhóm cổ đông nhỏ, thường là thành viên
trong gia đình) và các tài sản đặc thù khác (chẳng hạn: tiền xu quý hiếm, đồ
trang sức).
Bên cạnh độ chính xác của
kết quả định giá tài sản mà AI tạo ra, chi phí thời gian và các chi phí liên
quan đến việc phát hành các báo cáo thẩm định giá như vậy chỉ bằng một phần nhỏ
so với chi phí của các báo cáo thẩm định giá tương tự được thực hiện thủ công
của các chuyên viên thẩm định giá. Việc thẩm định giá tài sản thường tốn
hàng nghìn đô la và có thể mất hàng tuần - thậm chí hàng tháng - để chuẩn bị và
bảo vệ. Điều này ngược lại hoàn toàn với thẩm định giá bằng AI; tùy
thuộc vào bản chất của tài sản, một khi mô hình đã được phát triển, nó có thể
chỉ cần một vài lần nhấn phím để chạy thẩm định. Chi phí để mua chúng
thường là tối thiểu và đảm bảo kịp thời về mặt thời gian.
Nếu IRS và người nộp
thuế đồng ý tham gia vào các hợp đồng thông minh sử dụng AI, thì số lượng các
vụ kiện tụng liên quan đến tranh chấp định giá tài sản sẽ giảm đi đáng
kể. Mỗi bên sẽ không có động cơ để nhận các giá trị cực đoan - extreme
values (như tình trạng hiện nay). Thay vào đó, thông qua các hợp
đồng thông minh và AI, giá trị của tài sản sẽ được chắt lọc thành một con số có
thể giả định về độ chính xác (presumption of accuracy được sử dụng trong
các văn bản luật hàm ý là một kết luận được coi là đúng cho đến khi có bằng chứng
ngược lại bác bỏ). Hơn nữa, blockchain sẽ thay thế phần lớn vai trò truyền
thống của tòa án trong việc theo dõi và giám sát việc thực hiện hợp đồng.
Chính sách 'Thông minh'
Có một lý do tại sao
các tiến bộ công nghệ thường được coi là gây rối (disruptive): về cơ bản
chúng thay đổi cách con người tương tác và thực hiện nhiệm vụ. Đề xuất của
các tác giả về việc kết hợp hợp đồng thông minh và AI trong lĩnh vực định giá
tài sản cũng không phải là ngoại lệ. Nếu, như một vấn đề về chính sách
công, Quốc hội bắt buộc sử dụng chúng, thì những người nộp thuế và những người
ra quyết định sẽ phải trút bỏ những do dự sâu sắc (deep-seated hesitancies)
của họ. Làm như vậy sẽ tạo một bước quan trọng thúc đẩy hướng tới cuộc cải
cách đầy ý nghĩa.
Đọc thêm
1. Aubry, M.,
Kräussl, R., Manso, G., & Spaenjers, C., “Machine learning, human experts,
and the valuation of real assets,” No. 635. CFS Working Paper Series, 2019.