27/09/2023

Đáp án và đề thi thẻ Thẩm định viên các năm

I. Link tải Đáp án và đề thi thẻ Thẩm định viên về giá các năm (click thẳng vào link)

Đề thi thẻ Thẩm định viên về giá năm 2014

+ Đáp án và Đề thi thẻ Thẩm định viên về giá năm 2015

+ Đáp án và Đề thi thẻ Thẩm định viên về giá năm 2016

Đáp án và Đề thi thẻ Thẩm định viên về giá năm 2017

Đáp án và Đề thi thẻ Thẩm định viên về giá năm 2018

Đáp án và Đề thi thẻ Thẩm định viên về giá năm 2019

Đáp án và Đề thi thẻ Thẩm định viên về giá năm 2022

+ Tài liệu ôn thi các môn 

II. Các câu hỏi thường gặp:

  • Thông tin về kỳ thi thẩm định viên về giá được công bố ở đâu? 
  • Người dự thi phải trải qua mấy môn thi? 
  • Thời gian thi của các môn quy định thế nào? 
  • Người dự thi trong lần đầu có bắt buộc phải thi tất cả các môn trong cùng một kỳ thi không? 

Việc Tổ chức kỳ thi quy định tại Điều 7 Thông tư 46/2014/TT-BTC :

1. Mỗi năm Bộ Tài chính tổ chức ít nhất 01 (một) kỳ thi thẩm định viên về giá.
2. Trước ngày tổ chức kỳ thi thẩm định viên về giá ít nhất 60 ngày, Hội đồng thi thông báo kế hoạch tổ chức thi, điều kiện, hồ sơ đăng ký dự thi, thời gian, địa điểm và các thông tin cần thiết khác có liên quan tới kỳ thi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính và Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý giá (sau đây gọi tắt là phương tiện thông tin điện tử của Bộ Tài chính).
3. Trong thời hạn chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ thi, Hội đồng thi thông báo kết quả thi cho từng người dự thi. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thi quyết định kéo dài thời gian công bố kết quả thi, thời gian kéo dài không quá 30 ngày.

 

Các Nội dung thi, môn thi quy định tại Điều 8 Thông tư 46/2014/TT-BTC như sau:

1. Người dự thi thẩm định viên về giá phải thi 06 môn thi sau:
a) Các môn chuyên ngành:
- Pháp luật áp dụng trong lĩnh vực giá và thẩm định giá;
- Nguyên lý hình thành giá cả thị trường và nguyên lý căn bản về thẩm định giá;
- Thẩm định giá bất động sản;
- Thẩm định giá máy, thiết bị;
- Thẩm định giá doanh nghiệp.
b) Môn Ngoại ngữ: tiếng Anh (trình độ C).
2. Nội dung thi các môn chuyên ngành bao gồm cả phần lý thuyết và phần ứng dụng bài tập tình huống quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm soạn thảo, cập nhật, phát hành thống nhất nội dung, chương trình, tài liệu học, ôn thi thẩm định viên về giá.

 

Điều 9 Thông tư 46/2014/TT-BTC quy định Hình thức, thời gian và ngôn ngữ làm bài thi như sau:

1. Hình thức thi: Thi tự luận hoặc/và thi trắc nghiệm đối với mỗi môn thi.
2. Thời gian làm bài thi các môn thi chuyên ngành là 150 phút, riêng môn thi Nguyên lý hình thành giá cả thị trường và nguyên lý căn bản về thẩm định giá là 180 phút, môn thi tiếng Anh là 120 phút.
3. Ngôn ngữ bài thi môn chuyên ngành: Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.



Điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 46/2014/TT-BTC quy định Hồ sơ đăng ký dự thi như sau:

1. Hồ sơ đăng ký dự thi đối với người đăng ký dự thi lần đầu gồm:
a) Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của ủy ban nhân dân cấp phường, xã nơi cư trú, có dán ảnh mầu cỡ 4x6cm chụp trong thời gian 06 tháng tính đến ngày đăng ký dự thi và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02a. Giấy xác nhận về thời gian công tác thực tế làm việc tại cơ quan, đơn vị theo chuyên ngành quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này có chữ ký của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02b ban hành kèm theo Thông tư này;
Người đăng ký dự thi lần đầu phải đăng ký dự thi tối thiểu 03/05 môn thi chuyên ngành quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư này;

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Phương pháp lợi nhuận và Phương pháp thặng dư

Định giá bất động sản trên thực tế được thực hiện thông qua ba phương pháp định giá (ở Mỹ) hoặc năm (ở các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi truyề...