17/04/2024

"Doanh thu phát triển" trong phương pháp thặng dư đã bị hiểu nhầm như thế nào ?

 Hôm nay tôi mới có thời gian để nói thêm về bài viết hôm trước của mình: Hầu hết mọi người đều hiểu sai về Doanh thu phát triển trong phương pháp thặng dư. Vì việc hiểu sai rất đa dạng, phong phú, rất nhiều kiểu hiểu sai, tôi sẽ đăng một số tiêu biểu. Lưu ý rằng do việc giải thích đòi hỏi người nghe phải có kiến thức nền tảng vững vàng về TĐG và tài chính, nên tôi ko giải thích ở đây vì e rằng không phù hợp. Ngay cả trong các lớp tôi đang dạy, học viên đều là những người có thâm niên, kinh nghiệm, bằng cấp đầy mình nhưng để hiểu thực sự về nội dung lớn, các bạn vẫn cần fix lại những hiểu sai từ những nội dung nhỏ hơn, mà tôi phải fix  trong suốt hơn chục buổi học, mỗi buổi 3,5-4 tiếng đồng hồ. Vì vậy để tránh khiến vấn đề dài dòng (nhiều bạn có tâm lý thấy nhiều chữ là ko muốn đọc), khó tiếp cận với đa số, tôi mà chỉ nêu lên để mọi người tự đánh giá, thảo luận.

Hầu hết khi nói về doanh thu phát triển, rất nhiều người đánh đồng rằng tất cả những gì dự án nhận được hay bán/cho thuê được thì là doanh thu phát triển.

Tại Điều 6 Thông tư 36/2014/TT-BTNMT hướng dẫn ước tính doanh thu phát triển trong phương pháp thặng dư như sau:

2. Ước tính tổng doanh thu phát triển giả định của bất động sản

Tổng doanh thu phát triển giả định của bất động sản được ước tính trên cơ sở điều tra khảo sát, thu thập các thông tin về giá chuyển nhượng, giá cho thuê và các yếu tố khác hình thành doanh thu của các dự án có đặc điểm tương tự với dự án dự kiến đầu tư xây dựng tại khu vực định giá hoặc khu vực lân cận gần nhất có khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tương đương; có tính đến xu hướng và mức độ biến động của giá chuyển nhượng, giá cho thuê và các yếu tố khác hình thành doanh thu.

Tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 của Chính phủ cũng hướng dẫn ước tính doanh thu phát triển trong phương pháp thặng dư tương tự (thực ra cũng là Bộ TNMT chắp bút):

2. Ước tính tổng doanh thu phát triển của thửa đất, khu đất

a) Tổng doanh thu phát triển của thửa đất, khu đất được xác định trên cơ sở ước tính giá chuyển nhượng, giá cho thuê, mức biến động của giá chuyển nhượng, giá cho thuê trong thời gian thực hiện dự án và các yếu tố khác hình thành doanh thu bao gồm: thời gian bán hàng, thời điểm bắt đầu bán hàng, tỷ lệ bán hàng, tỷ lệ lấp đầy;

b) Việc ước tính giá chuyển nhượng, giá cho thuê để xác định tổng doanh thu phát triển của thửa đất, khu đất được thực hiện bằng phương pháp so sánh như đối với thửa đất, khu đất cần định giá đã được đầu tư xây dựng theo quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc quy hoạch tổng mặt bằng đã được phê duyệt;

c) Việc ước tính mức biến động của giá chuyển nhượng, giá cho thuê căn cứ vào số liệu của cơ quan thống kê hoặc cơ quan quản lý thị trường bất động sản hoặc số liệu của giá đã chuyển nhượng, cho thuê trên thị trường;

d) Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể các yếu tố khác hình thành doanh thu quy định tại điểm a khoản này.

Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa quy định cụ thể các yếu tố khác hình thành doanh thu thì đơn vị xác định giá đất đề xuất thời gian bán hàng, thời điểm bắt đầu bán hàng, tỷ lệ bán hàng, tỷ lệ lấp đầy trong báo cáo thuyết minh xây dựng phương án giá đất làm cơ sở để cơ quan tài nguyên và môi trường trình Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể xem xét, thống nhất làm căn cứ hoàn thiện phương án giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định.

Điều này cũng nhất quán với Tiêu chuẩn TĐG số 11 (Ban hành kèm theo Thông tư số 145/2016/TT-BTC ngày 06 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)  khi hướng dẫn về phương pháp thặng dư:

g) Xác định tổng doanh thu phát triển:

Tổng doanh thu phát triển của bất động sản là tổng doanh thu dự kiến có được của bất động sản thẩm định giá phù hợp với mục đích sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của thửa đất.

Tổng doanh thu phát triển giả định của bất động sản được ước tính trên cơ sở điều tra khảo sát, thu thập các thông tin về giá chuyển nhượng, giá cho thuê và các yếu tố khác hình thành doanh thu của các bất động sản có đặc điểm tương tự với dự án dự kiến đầu tư xây dựng tại khu vực có thửa đất thẩm định giá hoặc khu vực có khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tương đương thẩm định viên cần tính đến xu hướng và mức độ biến động của giá chuyển nhượng, giá cho thuê và các yếu tố khác hình thành doanh thu của dự án dự kiến đầu tư xây dựng trong tương lai.

 Khi đọc các văn bản hướng dẫn này, tôi thấy quan điểm chung của các Thẩm định viên đều tính toán theo cách hiểu tổng doanh thu phát triển là tổng doanh thu dự kiến có được, theo đúng bản chất ý nghĩa của Doanh thu (và tương tự với các Chi phí).

Vậy các bạn nói sao về cách tính được hướng dẫn tại Phụ lục số 4 - Thông tư 36 cũng như Phụ lục số III - Nghị định 12 ?

Tại Phụ lục số 4 - Thông tư 36 đưa ra Ví dụ minh họa xác định giá đất của tòa nhà văn phòng cho thuê. Ở đây doanh thu phát triển được tính bằng doanh thu hàng năm từ việc cho thuê trừ đi chi phí quản lý vận hành hàng năm, sau đó chiết khấu về hiện tại.


Tại Phụ lục III - Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 cũng hướng dẫn xác định doanh thu phát triển tương tự với Thông tư 36/2014/TT-BTNMT


Các bạn nghĩ thế nào về việc trừ đi chi phí quản lý, vận hành trong doanh thu rồi gọi đó là “doanh thu” ?

Sau khi nhóm tích cực thảo luận và hưởng ứng, tôi sẽ viết tiếp bài giải thích tại phần 2. Còn nếu ko ai quan tâm, thì xem như tôi nêu ra vấn đề để mọi người suy nghĩ, thảo luận.


 

 

 

Phương pháp lợi nhuận và Phương pháp thặng dư

Định giá bất động sản trên thực tế được thực hiện thông qua ba phương pháp định giá (ở Mỹ) hoặc năm (ở các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi truyề...