26/06/2024

10 BỘ PHIM MỌI DOANH NHÂN NÊN XEM ÍT NHẤT MỘT LẦN TRONG ĐỜI

(Bài viết đăng lại từ nguồn facebook, Tri thức trẻ)

1. Startup. com
Startup. com. là một bộ phim tài liệu năm 2001 xem xét sự thăng trầm của công ty khởi nghiệp GovWorks ngoài đời thực khi huy động được 60 triệu đô la từ Hearst Interactive Media, KKR, Quỹ đầu tư New York và Sapient. Bộ phim mang tới cách tốt nhất để hiểu rõ hơn về sự bùng nổ và phá sản của thời kỳ dotcom, đồng thời là câu chuyện cảnh báo về việc tình bạn có thể dễ dàng bị đe dọa bởi các mối quan hệ đối tác kinh doanh.
Các chủ đề bao gồm: tài chính, huy động vốn, quản lý tăng trưởng, kỹ năng khởi nghiệp, kỹ năng quản lý và xây dựng nhóm...
2. Catch me if you can (Bắt tôi nếu có thể)
Khi bạn nghe Catch Me If You Can, bạn sẽ hình dung ra kẻ lừa đảo thành công Frank Abagnale (Leonardo DiCaprio) quyến rũ bất cứ ai bằng kỹ năng điêu luyện của mình.
Dựa trên một câu chuyện có thật, Catch me if You Can là một bộ phim kinh điển minh chứng cho hành trình khởi nghiệp. Phim đề cập đến các chủ đề quan trọng như giải quyết vấn đề kinh doanh một cách sáng tạo, đưa điều gì đó thoát khỏi tình huống xấu và sự hối hả để đạt được thành công.
Các chủ đề bao gồm: kỹ năng khởi nghiệp, sáng tạo và đổi mới, tính kiên trì, tầm nhìn kinh doanh, kỹ thuật bán hàng cá nhân và các nguồn tài trợ kinh doanh...
3. Wall Street (Phố Wall)
Đã bao giờ bạn thấy bản thân bị đẩy đến giới hạn của mình trong việc theo đuổi quyền lực và thành công? Phố Wall làm sáng tỏ chủ đề này qua con mắt của Bud Fox (Charlie Sheen), một nhà môi giới chứng khoán đầy tham vọng, người điều hướng tàu lượn siêu tốc kinh tế của Phố Wall, áp dụng câu thần chú "tham lam là tốt".
Bộ phim này là một cánh cửa về tài chính doanh nghiệp, quản lý danh mục đầu tư, các nguyên tắc luật đầu tư và thị trường vốn. Đáng nói hơn là câu chuyện về một tâm hồn trẻ trung, nhạy cảm, cho thấy họ dễ dàng bị cuốn theo lối sống hào nhoáng đi kèm với sự giàu có.
Thêm vào đó, nếu bạn cho rằng bộ phim The Wolf of Wall Street (Cáo già phố Wall) hơi quá, thì bộ phim này là một phiên bản thuần túy hơn, mang tính xã hội cao hơn.
Các chủ đề bao gồm: tài chính doanh nghiệp, quản lý danh mục đầu tư, thị trường vốn, nguyên tắc luật đầu tư, mua bán và sáp nhập, định giá công ty và đạo đức kinh doanh...
4. Office Space (Cách mạng công sở)
Bộ phim hài Mỹ này châm biếm hoàn hảo văn hóa doanh nghiệp của một công ty phần mềm những năm 1990, đề cập đến các mối quan hệ công việc và chính trị văn phòng. Đó là một tiếng cười sảng khoái và chắc chắn sẽ khiến bạn suy nghĩ về khả năng lãnh đạo, kỹ thuật xây dựng nhóm và phát triển sự nghiệp.
Các chủ đề bao gồm: văn hóa doanh nghiệp, cố vấn, phát triển sự nghiệp, lãnh đạo, cân bằng giữa công việc và cuộc sống, giữ chân nhân sự, kỹ thuật xây dựng nhóm và quản lý công nghệ thông tin...
5. The Godfather (Bố già)
Bộ ba phần phim Bố già có thể là bộ phim hay nhất mọi thời đại dành cho các doanh nhân, nêu bật lý do tại sao các mối quan hệ và việc xây dựng mạng lưới quan trọng, tại sao lại giúp mọi người tự làm ăn tốt và tại sao việc hiểu cạnh tranh là không thể thương lượng.
Bộ phim mang tính giải trí cao, được xây dựng với những cảnh ly kỳ và kích thích tư duy sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn để đối phó với thử thách kinh doanh tiếp theo của mình.
Các chủ đề bao gồm: chiến lược cạnh tranh, giữ chân nhân sự chủ chốt, tiếp quản công ty (thân thiện và thù địch), liên minh, sáp nhập và mua lại, kế thừa công ty và đa dạng hóa công ty dài hạn
6. The Smartest Guys In the Room (Những kẻ thông minh nhất trong phòng)
Bộ phim tài liệu năm 2005 này dựa trên cuốn sách bán chạy nhất cùng tên của hai phóng viên Bethany McLean và Peter Elkind, đề cập đến một trong những vụ bê bối kinh doanh lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ - sự sụp đổ của tập đoàn Enron. Đây là điều cần phải theo dõi đối với một người yêu thích lịch sử hoặc bất kỳ ai đang tìm kiếm một ví dụ kích thích tư duy và gây sốc về sự tham nhũng của doanh nghiệp hiện đại.
Các chủ đề bao gồm: báo cáo kế toán (cơ bản, nâng cao và đổi mới), hợp nhất báo cáo, đa dạng hóa ngoại bảng, kế toán ngoại bảng, các vấn đề của cơ quan và đạo đức kinh doanh
7. How to Get Ahead in Advertising (Làm thế nào để Đi trước trong Quảng cáo)
Ngay cả khi bạn không tìm kiếm lời khuyên về quảng cáo, Làm thế nào để Đi trước trong Quảng cáo sẽ dạy bạn một hoặc hai điều về cách giải quyết vấn đề sáng tạo.
Bộ phim thất bại khi ra mắt lần đầu, nhưng đã thành công trong nhiều năm sau đó và được coi là một tác phẩm châm biếm giải trí xuất sắc của ngành quảng cáo. Phim chắc chắn sẽ khiến bạn nghĩ khác về kinh doanh trong thế giới thương mại.
Các chủ đề bao gồm: chiến lược tiếp thị, bí quyết quảng cáo, phân khúc thị trường và xây dựng thương hiệu
8. The Merchant of Venice (Thương nhân thành Venice)
The Merchant of Venice dựa trên vở kịch của Shakespeare và là một trong những bộ phim vĩ đại nhất của Al Pacino. Câu chuyện kể về Bassino, một thành viên trẻ của tầng lớp quý tộc, người đã tìm đến một người cho vay tiền Do Thái Shylock (Al Pacino) để được giúp đỡ về tài chính.
Đây là một giai đoạn thú vị với các bài học về quan hệ đối tác kinh doanh, đánh giá rủi ro và luật trọng thương vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.
Các chủ đề bao gồm: đàm phán hợp đồng, luật thương mại, đánh giá rủi ro và các nguyên tắc luật kinh doanh
9. The Founder (Người sáng lập)
Trong Người sáng lập, chúng ta tìm hiểu câu chuyện có thật đáng kinh ngạc của người bán hàng đang gặp khó khăn Ray Kroc, người có cuộc gặp gỡ định mệnh với anh em nhà McDonald, thành lập nên đế chế đồ ăn nhanh McDonald, đã thay đổi cuộc đời anh - và cách người Mỹ ăn uống.
Các chủ đề bao gồm: khởi nghiệp, kiên trì, mở rộng quy mô kinh doanh
10. Devil Wears Prada (Yêu nữ hàng hiệu)
Devil Wears Prada sẽ thúc đẩy bạn lao vào và theo đuổi công việc mơ ước của mình. Đó là một bộ phim cho thấy cách xử lý những tình huống khó chịu, cách điều hướng những thế giới có vẻ xa lạ và cuối cùng thì sự chăm chỉ cũng được đền đáp như thế nào. Đó cũng là một cửa sổ thú vị vào ngành công nghiệp thời trang và sẽ dạy cho bạn một hoặc hai điều về cách làm việc theo cách của bạn trên nấc thang của công ty.
Các chủ đề bao gồm: xây dựng thương hiệu, kỹ thuật bán hàng, tầm quan trọng của phương tiện truyền thông và phát triển nghề nghiệp.

22/06/2024

Vốn lưu động và Vốn lưu động ròng

 "Vốn lưu động (Working Capital) là gì và Vốn lưu động ròng/Vốn lưu động thuần (Net Working Capital) là gì ?"

Trên là câu hỏi tôi thường nêu ra trong lớp để thảo luận, và gần nhất là đăng trên Group Tôi học Thẩm định giá. Mục đích không phải để phân định đúng sai, tôi muốn nghe góc nhìn của học viên cũng như những gì mọi người được biết, hoặc từng được đọc. Đối với tôi, thuật ngữ bản thân nó không có đúng sai. Thuật ngữ là những quy ước chung về cách gọi tên, để giúp mọi người xác nhận rằng khi nói tới "thuật ngữ" thì đều hiểu theo cùng một cách và nhìn về cùng một hướng. 

Để tránh có nhiều "phương ngữ", nhiều tên gọi cho cùng một thứ, người ta cần xây dựng 1 thuật ngữ chung. Điều gì xảy ra nếu có quá nhiều "thuật ngữ" cùng chỉ 1 thứ (hoặc không chắc rằng nó có phải đang nói về cùng 1 thứ hay không) ? Câu hỏi này các bạn tự trả lời và có thể chia sẻ câu trả lời của mình. Tôi chỉ xin dẫn ra những "phương ngữ" ở Việt Nam. cùng ám chỉ một thứ là Vốn lưu động.

Chuyên đề Tài chính, Tài liệu Ôn thi CPA năm 2023 (Bộ Tài chính)
Vốn lưu động = vốn ngắn hạn =  vốn luân chuyển = vốn lưu chuyển
vốn luân chuyển thuần = nguồn vốn lưu động thường xuyên



Trong Đề thi CPA môn Tài chính năm 2022, có yêu cầu tính "Vốn lưu động" lẫn "Vốn lưu động ròng" ?

Không chỉ trong kỳ thi CPA của Bộ Tài chính, mà kể cả trong các thông tư của Bộ Tài chính soạn thảo về tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 về thẩm định giá doanh nghiệp, cũng sử dụng lúc thì vốn lưu động, lúc thì vốn luân chuyển thuần, và còn đặt tên cho vốn lưu động không gồm tài sản phi hoạt động ngắn hạnvốn hoạt động thuần (?!)
Có những cuốn sách tài chính cũng viết rất sai, "Vốn lưu động là tất cả tài sản ngắn hạn", đơn cử như cuốn sách Quản trị Tài chính dưới đây, khiến nhiều người học hiểu lầm. 
Liệu có hợp lý khi sách nói vốn lưu động = tất cả tài sản ngắn hạn ? 
Thực ra Vốn lưu động (Working Capital) và Vốn lưu động ròng/thuần (Net Working Capital) là cái gì ? Nó là một thôi à, là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Hàm ý ở đây là Tài sản ngắn hạn (current assets) được tài trợ bởi 2 nguồn là Vốn lưu động (working capital) và Nợ ngắn hạn (current liabilities). Tôi trích đoạn từ cuốn BMA nổi tiếng bao gồm cả số trang. Bạn nào không biết thì tra google nhé. Đây là giáo trình tài chính doanh nghiệp chính thống của nhiều trường ĐH lớn của Hoa Kỳ, trong đó có MIT nên tôi miễn bàn về độ chính thống của nó. Các bạn có thể tìm thêm sách Tài chính Doanh nghiệp ứng dụng hoặc Định giá đầu tư của GS Damodaran (NYU) cũng tương tự. 


Ngoài ra các bạn có thể google các nguồn không chính thống cũng nhiều, chẳng hạn Investopia tại link dưới đây, họ cũng viết rõ "Working capital, also known as net working capital (NWC)". Như đã nói, bài viết này không nhằm phân định đúng sai, tuy nhiên đúng hay sai thì bạn đọc cũng tự cảm nhận được rồi. 

Hoặc trang web corporatefinanceinstitute.com của CFI cũng đưa ra cách tính Working Capital = Current Assets – Current Liabilities. 

Trang web chuyên kế toán (How to calculate working capital — AccountingTools) cũng tương tự: "Working capital is calculated by subtracting current liabilities from current assets". Vì vậy đừng nói rằng kế toán tính Working capital khác phân tích tài chính, khác quản trị doanh nghiệp, khác định giá. Nghe cùn lắm.



Tôi nghĩ các bạn đọc sách dịch cũng tốt, nhưng phụ thuộc vào nó vừa phải thôi và đừng coi như chân lý. Một ví dụ về cuốn truyện dịch của NXB Kim Đồng, tuổi thơ của thế hệ 8x-9x. Rất nhiều người hiểu câu chuyện này theo cách dịch của NXB Kim Đồng nhưng thực ra lại khác xa truyện gốc.



-----

P/S: Vì có bạn đọc phản biện và cop nhặt 1 link của NYU và nói rằng working capital và net working capital là khác nhau (?!). Tôi lại mất thời gian nhặt nội dung trong từng sách ra cho bạn thấy.

Sách Applied Corporate Finance (Damodaran) trang 169, Damodaran viết "Accountants define working capital as the difference between current assets (such as inventory and accounts receivable) and current liabilities (such as accounts payable and taxes payable)"

Trang 180, Damodaran tính Change in Working Capital để tính ra FCFF, chính là chỉ tiêu "chênh lệch vốn lưu động ròng/chênh lệch vốn hoạt động thuần" trong tiêu chuẩn TĐG VN số 12 (và là Chuẩn mực TĐG Việt Nam về TĐG Doanh nghiệp) và cách tính Working capital của Damodaran và cách tính Vốn lưu động ròng của Việt Nam đều là 1.. Sách nào ông cũng tính như vậy, tôi ko mất công search từng sách cho các bạn được.

Sách Investment Valuation - cuốn kinh điển của Damodaran về định giá, trang 49 có viết Net working capital = Current assets – Current liabilities.

Nhưng cũng cuốn sách này, trang 264 Damodaran viết "Working capital is usually defined to be the difference between current assets and current liabilities"
Đây cũng chính là công thức Net working capital. Các bạn sẽ thấy điều tương tự trong các sách khác của Damodaran gồm The little book of valuation, The darkside of valuation, Damodaran on valuation,...Tôi không muốn mất công ngồi nhặt lại vì một vấn đề ai cũng biết này.
Vì vậy như tôi nói ở trên, Net working capital và Working capital là một. 

Một cuốn sách khác tôi hay đọc là cuốn Investment (thường được gọi là sách BKM), đây cũng là cuốn sách rất nổi tiếng được dạy trong các Đại học hàng đầu về tài chính. Họ cũng tính Change in Working capital bao gồm cả "increase in other current liabilities" (vui lòng đừng cố suy diễn trước khi thử nháp ra làm ví dụ trong sách đó để hiểu).
Trang 617

Về công thức FCFF, tại trang 595, BKM viết FCFF phải trừ đi Increase in Net working capital, trong khi ở trên tôi đã show hình ảnh Damodaran viết là cộng change in Working capital. Công thức tính NWC và WC là như nhau.

Sách Corporate Finance tái bản lần thứ 12 của các tác giả A.Ross - Westerfield - Jaffe - Jordan. Trang 722, khi tính Net cash flows, họ trừ đi Working Capital (bôi vàng) và chính là hàng thứ (3) trong bảng tính (Increase in Working capital)

Tôi không tìm thấy đoạn nào nói Working Capital là "short-term assets and its short-term liabilities" trong cuốn này cả. 



CÁC TỔ CHỨC NGHỀ NGHIỆP

Trang web ACCA viết: "Vốn lưu động được định nghĩa là tài sản ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn (It is defined as current assets less current liabilities...)"
 

Trang web của Viện CFA viết: "Working capital (also called net working capital) is defined simply as current assets minus current liabilities: (Net) Working capital = Current assets – Current liabilities

Trang Kaplan: Working capital is the capital available for conducting the day-to-day operations of an organisation; normally the excess of current assets over current liabilities.


PwC - Công ty kiểm toán thuộc nhóm big4: "Working capital is commonly defined as current assets less current liabilities"

Deloitte - Công ty kiểm toán thuộc nhóm big4 cũng viết "working capital is the difference between a company's current assets (e.g., cash, accounts receivable, inventory) and its current liabilities (e.g., accounts payable, short-term debt)."
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG ĐẦU

Tài liệu môn học của MIT - trường ĐH top 1 của Mỹ. Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn. 

Trường Kinh doanh Harvard (Harvard Business School)


Theo U.S. GAAP (Generally accepted accounting principles), working capital cũng bằng tài sản ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn. Dưới đây là một vài dẫn chứng. 
Nguồn từ FASB (Financial Accounting Standard Board - Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính), là tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán Hoa Kỳ, trong đó có US. GAAP là nguyên tắc, quy tắc, hướng dẫn kế toán. Tra cứu thuật ngữ Working capital cho kết quả "Working capital (also called net working capital) is represented by the excess of current assets over current liabilities and identifies the relatively liquid portion of total entity capital that constitutes a margin or buffer for meeting obligations within the ordinary operating cycle of the entity."

Trong tài liệu khác, FASB viết "Working capital, sometimes called net working capital, is represented by the excess of current assets over current liabilities...." 


Các nguồn khác cũng thể hiện tương tự:
Under Generally Accepted Accounting Principles ("GAAP"), the concept of "working capital" is simply the sum of current assets over current liabilities.  

Nếu tất cả các sách giáo trình tài chính chính thống nổi tiếng như BMA, BKM; từ sách Tài chính doanh nghiệp cho tới định giá đầu tư của Damodaran; từ trang web investopedia hàng triệu độc giả và giải thưởng của US cho tới trang web của CFI là tổ chức chuyên dạy tài chính, từ trang web của ACCA cho tới CFA, từ MIT cho tới Harvard đều dùng chung thuật ngữ và cách hiểu này, bao gồm cả Chuẩn mực kế toán Hoa Kỳ, mà mỗi bạn với cuốn sách của bạn dùng "phương ngữ" khác, thì bạn cứ việc khư khư ôm thuật ngữ và cách hiểu của bạn. Tôi chỉ cung cấp thông tin và không quan tâm  đến việc bạn muốn hiểu như thế nào. Nếu bạn cho rằng công thức tính Working Capital của tất cả các tổ chức trên đều sai, và bạn đúng, thì OK, bạn đúng !




























13/06/2024

Chuỗi Webinar của IVSC từ 13-25/6

 

Chuỗi hội thảo webinar về thẩm định giá của IVSC năm 2024, được tài trợ bởi Kroll

Chuỗi hội thảo trực tuyến về thẩm định giá IVSC năm 2024, được tài trợ bởi Kroll, sẽ diễn ra từ ngày 13 đến ngày 25 tháng Sáu, với một chương trình đầy ắp các hội thảo chuyên đề và sự tham gia của các chuyên gia quốc tế hàng đầu


IVSC vui mừng giới thiệu Chuỗi webinar năm 2024, được tài trợ bởi Kroll, diễn ra từ ngày 13-25 tháng 6 năm 2024. Chuỗi sự kiện năm nay bao gồm năm chuyên đề hấp dẫn, nơi các chuyên gia quốc tế chia sẻ những hiểu biết của họ về một loạt các chủ đề thẩm định giá. Hãy cùng chúng tôi khám phá các xu hướng chính và những phát triển mới nhất trong giới thẩm định giá.

Các chuyên đề bao gồm:

  • Xu hướng toàn cầu định hình nền kinh tế ngày nay (13 Tháng Sáu, 14:00 BST): Hội thảo  này khám phá các xu hướng kinh tế vĩ mô chính và tác động của chúng đối với kinh doanh và đầu tư, chẳng hạn như công nghệ, biến đổi khí hậu và tài chính toàn cầu, cung cấp bối cảnh cho các cuộc thảo luận tập trung vào định giá sắp tới.
  • Những phát triển mới nhất trong tài sản kỹ thuật số (18 tháng 6, 14:00 BST): Khám phá thế giới phát triển của tài sản kỹ thuật số, bao gồm tiền điện tử, công nghệ blockchain và các ứng dụng rộng lớn hơn của chúng. Phiên họp này cũng bao gồm hành vi của nhà đầu tư, tiến bộ công nghệ và thay đổi quy định, xem xét các tác động đối với việc định giá.
  • Động cơ kinh tế: Vai trò của định giá IP trong tăng trưởng và đổi mới (20 Tháng Sáu, 12:00 BST): Kiểm tra tầm quan trọng ngày càng tăng của sở hữu trí tuệ (IP) trong việc tạo ra giá trị, bao gồm sự phức tạp về định giá và tác động của nó đối với các nền kinh tế dựa trên tri thức. Phiên này cũng khám phá cách định giá IP chính xác có thể thúc đẩy sự đổi mới và đảm bảo tài chính.
  • Điều hướng rủi ro định giá (21 Tháng Sáu, 14:00 BST): Khám phá các rủi ro định giá khác nhau, nhấn mạnh sự siêng năng và các chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả. Thảo luận về các yếu tố rủi ro chính, thách thức trong ngành và các phương pháp hay nhất để định giá danh mục đầu tư, giải quyết các công cụ tài chính phức tạp và các tác động pháp lý.
  • Định giá trong quá trình chuyển đổi: Điều hướng sự phức tạp của tái cấu trúc (25 Tháng Sáu, 13:00 BST): Hiểu được vai trò quan trọng của định giá trong việc tái cấu trúc, kiểm tra sự phức tạp của môi trường tài chính và cách các doanh nghiệp có thể thích ứng thông qua các hoạt động định giá chiến lược. Phiên họp này thảo luận về định giá trong quá trình tái định vị và nỗ lực phục hồi tài chính, cũng như tác động của môi trường pháp lý đối với hoạt động tái cấu trúc.

Các diễn giả chuyên gia của chúng tôi bao gồm:

  • Lim Hwee Hua, Quyền Chủ tịch IVSC và cựu Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng, Chính phủ Singapore
  • Daren Tang, Tổng Giám đốc Diễn đàn Sở hữu Trí tuệ Thế giới của Liên Hợp Quốc
  • Ranjit Singh, Giám đốc, Thị trường Toàn cầu, Thị trường Tiền tệ và Vốn, Quỹ Tiền tệ Quốc tế
  • Lally Rementilla, Đối tác quản lý, Tài chính sở hữu trí tuệ, Ngân hàng Phát triển Kinh doanh Canada
  • Paul Kuipers, Đối tác &; Lãnh đạo Thực hành Ngân hàng, LinkLaters
  • Rena Lee, Giám đốc điều hành, Văn phòng Sở hữu trí tuệ Singapore (IPOS)

Hãy đăng ký tham gia hội thảo miễn phí này, nơi bạn có thể nghe từ các chuyên gia quốc tế và tham gia vào các cuộc thảo luận sâu sắc. Cho dù bạn là chuyên gia thẩm định giá, lãnh đạo doanh nghiệp hay chuyên gia tài chính, các hội thảo này mang đến cơ hội duy nhất để cập nhật thông tin về các vấn đề mới nhất định hình thế giới thẩm định giá.


Link đăng ký 
Chuỗi hội thảo trực tuyến về thẩm định giá IVSC 2024, được tài trợ bởi Kroll - Hội đồng Tiêu chuẩn Định giá Quốc tế






Tiền có thể mua được một chiếc đồng hồ nhưng không mua được thời gian

Có một người rất keo kiệt, lúc nào cũng chắt bóp chẳng dám ăn tiêu gì. Tích cóp cả đời, anh ta để dành được cả một gia tài lớn. Không ngờ mộ...