22/06/2024

Vốn lưu động và Vốn lưu động ròng

 "Vốn lưu động (Working Capital) là gì và Vốn lưu động ròng/Vốn lưu động thuần (Net Working Capital) là gì ?"

Trên là câu hỏi tôi thường nêu ra trong lớp để thảo luận, và gần nhất là đăng trên Group Tôi học Thẩm định giá. Mục đích không phải để phân định đúng sai, tôi muốn nghe góc nhìn của học viên cũng như những gì mọi người được biết, hoặc từng được đọc. Đối với tôi, thuật ngữ bản thân nó không có đúng sai. Thuật ngữ là những quy ước chung về cách gọi tên, để giúp mọi người xác nhận rằng khi nói tới "thuật ngữ" thì đều hiểu theo cùng một cách và nhìn về cùng một hướng. 

Để tránh có nhiều "phương ngữ", nhiều tên gọi cho cùng một thứ, người ta cần xây dựng 1 thuật ngữ chung. Điều gì xảy ra nếu có quá nhiều "thuật ngữ" cùng chỉ 1 thứ (hoặc không chắc rằng nó có phải đang nói về cùng 1 thứ hay không) ? Câu hỏi này các bạn tự trả lời và có thể chia sẻ câu trả lời của mình. Tôi chỉ xin dẫn ra những "phương ngữ" ở Việt Nam. cùng ám chỉ một thứ là Vốn lưu động.

Chuyên đề Tài chính, Tài liệu Ôn thi CPA năm 2023 (Bộ Tài chính)
Vốn lưu động = vốn ngắn hạn =  vốn luân chuyển = vốn lưu chuyển
vốn luân chuyển thuần = nguồn vốn lưu động thường xuyên



Trong Đề thi CPA môn Tài chính năm 2022, có yêu cầu tính "Vốn lưu động" lẫn "Vốn lưu động ròng" ?

Không chỉ trong kỳ thi CPA của Bộ Tài chính, mà kể cả trong các thông tư của Bộ Tài chính soạn thảo về tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 về thẩm định giá doanh nghiệp, cũng sử dụng lúc thì vốn lưu động, lúc thì vốn luân chuyển thuần, và còn đặt tên cho vốn lưu động không gồm tài sản phi hoạt động ngắn hạnvốn hoạt động thuần (?!)
Có những cuốn sách tài chính cũng viết rất sai, "Vốn lưu động là tất cả tài sản ngắn hạn", đơn cử như cuốn sách Quản trị Tài chính dưới đây, khiến nhiều người học hiểu lầm. 
Liệu có hợp lý khi sách nói vốn lưu động = tất cả tài sản ngắn hạn ? 
Thực ra Vốn lưu động (Working Capital) và Vốn lưu động ròng/thuần (Net Working Capital) là cái gì ? Nó là một thôi à, là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Hàm ý ở đây là Tài sản ngắn hạn (current assets) được tài trợ bởi 2 nguồn là Vốn lưu động (working capital) và Nợ ngắn hạn (current liabilities). Tôi trích đoạn từ cuốn BMA nổi tiếng bao gồm cả số trang. Bạn nào không biết thì tra google nhé. Đây là giáo trình tài chính doanh nghiệp chính thống của nhiều trường ĐH lớn của Hoa Kỳ, trong đó có MIT nên tôi miễn bàn về độ chính thống của nó. Các bạn có thể tìm thêm sách Tài chính Doanh nghiệp ứng dụng hoặc Định giá đầu tư của GS Damodaran (NYU) cũng tương tự. 


Ngoài ra các bạn có thể google các nguồn không chính thống cũng nhiều, chẳng hạn Investopia tại link dưới đây, họ cũng viết rõ "Working capital, also known as net working capital (NWC)". Như đã nói, bài viết này không nhằm phân định đúng sai, tuy nhiên đúng hay sai thì bạn đọc cũng tự cảm nhận được rồi. 

Tôi nghĩ các bạn đọc sách dịch cũng tốt, nhưng phụ thuộc vào nó vừa phải thôi và đừng coi như chân lý. Một ví dụ về cuốn truyện dịch của NXB Kim Đồng, tuổi thơ của thế hệ 8x-9x. Rất nhiều người hiểu câu chuyện này theo cách dịch của NXB Kim Đồng nhưng thực ra lại khác xa truyện gốc.

























3 nhận xét:

  1. Phản biện xíu với người viết: 2 thuật ngữ Vốn Lưu động và Vốn lưu động ròng được áp dụng rất nhiều trong doanh nghiệp hiện nay, giờ đi hỏi mọi người ai cũng hiểu đơn giản như sau:
    - Working Capital (Vốn lưu động): là tổng số tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, bao gồm tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho, và các tài sản ngắn hạn khác.
    - Net Working Capital (Vốn lưu động ròng): là sự chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, công thức tính là:
    Net Working Capital = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
    Theo tôi thì trong cách hiểu hay có thể gọi là trong ngữ cảnh của người viết sách BMA: Net Working Capital có thể được gọi đơn giản là Working Capital. Điều này để tiện lợi và ngắn gọn, nhưng không phải tất cả các tài liệu hoặc ngữ cảnh đều sử dụng cách gọi này. Nó có thể dẫn đến sự nhầm lẫn thường xảy ra khi không hiểu rõ ngữ cảnh hoặc không làm rõ định nghĩa của từng khái niệm.
    Ví dụ: Giả sử một doanh nghiệp có:
    - Tài sản ngắn hạn: 5 tỷ
    - Nợ ngắn hạn: 3 tỷ
    -> Working Capital của doanh nghiệp sẽ là 5 tỷ (tổng tài sản ngắn hạn).
    -> Net Working Capital sẽ là: 5 tỷ - 3 tỷ = 2 tỷ
    Rõ ràng, hai con số này khác nhau và mang ý nghĩa tài chính khác nhau.
    Các giáo trình tài chính doanh nghiệp như của Damodaran (NYU) hay Investopia có thể sử dụng thuật ngữ một cách cụ thể trong ngữ cảnh của họ, nhưng trong thực tế chưa hẳn như thế và nhiều tài liệu khác. Do đó, sự khác biệt giữa Working Capital và Net Working Capital được làm rõ và không nên bị đồng nhất.
    Việc cho rằng Net Working Capital và Working Capital là giống nhau và là một sẽ gây ra sự nhầm lẫn trong phân tích tài chính và quản lý doanh nghiệp. Quan trọng là phải hiểu rõ định nghĩa và ngữ cảnh sử dụng của mỗi khái niệm để áp dụng chính xác trong thực tế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở đây không comment chèn hình ảnh được nhỉ, tôi trích thêm một số dẫn chứng khác:
      1. "Working capital is the firm's total investment in current assets. Net working capital is the difference between current assets and current liabilities." Foundations of Finance (Keown, Martin, Petty, Scott)
      2. Tài liệu đang được giảng dạy tại NYU Stern School of Business, dựa trên cuốn sách "Corporate Finance: Theory and Practice". The publisher is John Wiley and Sons: "Working capital is sometimes used to refer only to current assets, while net working capital is defined to be the difference between current assets and current liabilities". Link: https://pages.stern.nyu.edu/~adamodar/New_Home_Page/AppldCF/derivn/ch5deriv.html#ch5.1

      Xóa

Phương pháp lợi nhuận và Phương pháp thặng dư

Định giá bất động sản trên thực tế được thực hiện thông qua ba phương pháp định giá (ở Mỹ) hoặc năm (ở các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi truyề...