25/04/2023

Beta L âm thì sao ? What if you get a negative beta ?

(Bài đăng của tôi ngày 29/6/2021)

Tham gia Group học tập tại ĐÂY

Hôm qua có bạn inbox hỏi tôi là "em tính toán hệ số Beta L của doanh nghiệp so sánh ra âm < 0 thì việc tính toán Re thấp hơn cả Rf. Vậy trong trường hợp này lý luận như nào để không áp dụng được anh nhỉ ?"


Nếu bạn nào từng trải nghiệm nhóm học "Tài chính cơ bản cho Thẩm định viên" mà tôi hướng dẫn, sẽ hiểu bản chất của câu chuyện này rõ hơn vì học ngay từ buổi thứ 7. Vì lớp của tôi thường yêu cầu rất cao về cơ bản và nền tảng, hướng tới hiểu bản chất, tuyệt đối tránh học ngọn, học để thi, học để lấy bằng, học để giải bài tập.

Theo CAPM thì:

Re = Rf + Beta (Rm-Rf)

(Theo đúng lý thuyết, các giá trị đều là kỳ vọng để dự báo cho tương lai, lẽ ra phải là E(Re), E(Rm),...Để ngắn gọn tôi bỏ qua ký hiệu này)

Beta âm thì không khó để biết rằng Re < Rf

Ủa, sao có thể ?

Tại sao 1 NĐT lại chấp nhận tỷ suất sinh lợi kỳ vọng thấp hơn cả lãi suất phi rủi ro ? Họ bị ĐIÊN chăng ?

Câu trả lời là KHÔNG HỀ !!!

Về ý nghĩa, Beta âm cho biết tài sản/ck này có mức biến thiên về tỷ suất sinh lợi ngược chiều với biến thiên tỷ suất sinh lợi của thị trường (Nói thì hơi trừu tượng, các bạn lớp tôi dạy đến buổi thứ 5 sẽ hiểu nội dung này về mặt trực quan là thế nào thay vì cảm nhận qua công thức).

Trên thực tế, các tài sản/ck có beta thực sự âm cực cực kỳ hiếm (ko phải là âm do sai số ngẫu nhiên trong thống kê hoặc do thời đoạn tính toán, mà là âm theo đúng nghĩa hoạt động kinh doanh của Cty biến thiên ngược chiều với thị trường, tăng khi nền kinh tế suy thoái và giảm khi nền kinh tế tăng trưởng). Nó hiếm tới nỗi NĐT nào cũng muốn sở hữu tài sản này, do đó họ sẵn sàng chấp nhận chi thêm tiền để được sở hữu và đưa nó vào danh mục (portfolio) của họ, làm cho Re < Rf. Các cổ phiếu, tài sản có Beta âm được coi là "vàng".

Hệ số beta của đồng yên âm ?

Nguồn: Eddy Elfenbein (2008)

 
Nguồn: Gregory Mankiw (2008)

Biểu đồ trên cho thấy những thay đổi hàng ngày trong năm qua của S&P 500 (^GSPC) trên trục X. Trên trục Y là những thay đổi hàng ngày của ETF Yên (FXY). Độ dốc của đường hồi quy là hệ số Beta ước tính, trong trường hợp này là -0,3905.

Trong nghiên cứu của Blume, thời đoạn 7/1961 - 6/1968 có tận 4 quan sát (DN) có beta âm. Tháng 7/1947-6/1954 có 2 còn tháng 7/1926-6/1933 thì có 1.

Tại sao các NĐT lại muốn đưa tài sản có beta âm vào trong danh mục, là vì các tài sản có beta âm giúp tăng hiệu quả của việc đa dạng hóa. Để biết thêm chi tiết tại sao beta âm lại giúp tối đa hiệu quả của đa dạng hóa cho danh mục, tôi sẽ đề cập trong một bài viết khác (nếu có thời gian, vì khá dài).

Vậy, chẳng may tính toán ra Beta L âm thì xử lý thế nào ?

Rất đơn giản, đầu tiên là bạn hãy thực hiện các kiểm định xem beta này có đáng tin cậy hay không.

Thứ hai, thử thay đổi thời đoạn tính toán.

Thứ ba là lựa chọn công ty so sánh khác 🙂

Chúc mọi người một ngày làm việc hiệu quả.


 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tiền có thể mua được một chiếc đồng hồ nhưng không mua được thời gian

Có một người rất keo kiệt, lúc nào cũng chắt bóp chẳng dám ăn tiêu gì. Tích cóp cả đời, anh ta để dành được cả một gia tài lớn. Không ngờ mộ...