27/07/2023

10 Quy tắc thực hành tốt nhất cần nhớ khi lập bất kỳ mô hình thẩm định và định giá nào

Thực tế nhiều mô hình định giá hiện nay phần lớn chỉ đơn giản là một bảng tính (worksheet or workbook) thay vì là model đúng nghĩa. Bài này tổng hợp 10 quy tăc thực hành tốt nhất khi lập mô hình định giá. 

(Một số hình ảnh lỗi sai thường gặp khi lập mô hình, do lấy từ file thực tế nên tôi không chia sẻ lên mạng mà chỉ chia sẻ nội bộ trong lớp Lập mô hình định giá doanh nghiệp và thẩm định dự án đầu tư)


1. Tách riêng từng phần trong mô hình định giá một cách riêng biệt, rõ ràng.

Một trong những nguyên lý quan trọng và là tối thiểu trong bất kì mô hình định giá nào là phải tổ chức và phân chia rõ ràng giữa inputs, calculations và outputs. Điều này không chỉ giúp mô hình trở nên rõ ràng và dễ hiểu hơn mà còn giúp hạn chế lỗi và vô cùng thuận tiện trong việc kiểm tra và kiểm soát sau này.

Bảng tính trong Hình 1 dưới đây là 1 dạng thường được ưa thích như là một model (mô hình) bởi những người không biết lập mô hình (non-modelers). Điều quan trọng nhất trong bất kì mô hình nào ko phải là input hay calculations mà là outputs.Vì không được tổ chức nên bảng tính này giống như trình diễn số liệu nhiều hơn là một mô hình định giá.


Bảng tính trong hình thứ 2 được tổ chức theo “các quy tắc thực hành tốt nhất trong lập mô hình định giá”, trong đó các phần được phân chia, tổ chức rõ ràng thành từng phần riêng biệt và sử dụng màu cho từng chủ đề. Với những mô hình định giá phức tạp hơn, có thể hiển thị kết quả đầu ra (outputs) thành 1 trang tính (worksheet) riêng biệt.

2. Hạn chế tới mức tối đa các giả định ngầm
Chẳng hạn như mô hình định giá đưa ra giả định về tốc độ tăng trưởng từ năm thứ 3 trở đi làm 10%. Các giả định đầu vào này cần phải được thể hiện rõ ràng theo từng năm trong bảng tính để tránh nhầm lẫn cho người sử dụng, dễ dàng soát lỗi và thay đổi giả định khi cần thiết. Đây là quy tắc thực hành tốt nhất (best practices) vì bất kỳ sự thay đổi của các giả định này ảnh hưởng rất lớn tới kết quả định giá.
3. Không sử dụng hằng số trong bất kỳ công thức nào
Rất nhiều bảng tính định giá đưa số vào công thức, thậm chí có những công thức dày đặc số. Điều này luôn tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng các lỗi về sau và rất khó phát hiện hay rà soát lỗi, đặc biệt là khi inputs thay đổi hay thực hiện sensitive analysis, simulation analysis.
4. Mỗi giả định chỉ tương ứng với 1 dữ liệu đầu vào và phải nhất quán
Sai lầm phổ biến khi lập mô hình định giá là nhiều giả định đầu vào cho 1 biến trong cùng 1 mô hình. Điều này làm tăng đáng kể các nguy cơ sai sót và đặc biệt dễ trùng lặp các giả định đầu vào khi xây dựng mô hình định giá phức tạp. Tình trạng này thường xảy ra trong các mô hình định giá được xây dựng bởi nhiều người khác nhau, do thiếu kế hoạch và bỏ qua giai đoạn thiêt kế mô hình. Để tránh lỗi này, cần thực hiện ghi chép lại các giả định, không chỉ là ghi chép và giải thích các giả định này đến từ đâu, cơ sở nào, mà còn bao gồm cả những vùng dữ liệu/tính toán trong mô hình mà tại đó giả định này được sử dụng.
5. Nhất quán trong các đơn vị đo lường tính toán, hạn chế tối đa sai sót khi chuyển đổi đơn vị.
6. Các phép tính nên sử dụng dữ liệu từ hàng trên xuống, và từ trái qua phải. Hạn chế tối đa việc tham chiếu từ các sheet khác và bảng tính khác.

Tôi từng xem rât nhiều bảng tính được thực hiện bởi các Thẩm định viên và cả ngân hàng, lật qua lật lại các sheet chóng cả mặt (dễ phải 10-12 sheet trong 1 mô hình) và tham chiếu khắp nơi khiến cho việc theo dõi cực kỳ khó khăn. Điều này không chỉ phát sinh thêm chi phí về mặt thời gian (khó theo dõi, khó cập nhật, khó soát lỗi) mà còn dễ bị phá vỡ tính tuần hoàn nếu như sử dụng các công thức Macro VBA.
7. Nên sử dụng công thức nhất quán trong cùng 1 hàng.
Hãy tránh việc sử dụng công thức khác tại 1 cell cụ thể trong cùng hàng. Điều này hạn chế phát sinh các lỗi không đáng có.
8. Tránh trộn các khoảng thời gian có độ dài khác nhau.
Tôi từng thấy 1 bảng tính của ngân hàng có năm 2020 chỉ gồm số liệu 2 quý cuối năm (do thời điểm định giá là giữa năm 2020), sau đó tính tổng năm và dự báo ngân lưu các năm sau. Việc chèn thêm các cột tính tổng năm cũng là việc không nên vì nó dễ gây phát sinh lỗi ở các bước tiếp theo.
9. Hạn chế sử dụng công thức dài và phức tạp mà nên chia thành nhiều phần đơn giản hơn. Điều này giúp thuận tiện hơn trong việc truy vết lỗi.
10. Không nên Merge các ô lại với nhau, đặc biệt là đối với sheet chứa data. Rất rất nhiều bảng tính thường hay có thói quen merge các ô theo hàng ngang hoặc hàng dọc. Điều này dễ làm tăng các sai sót và trong 1 số trường hợp làm cho công thức không đồng nhất. Nhiều trường hợp muốn đưa dòng chữ hiển thị ra giữa 1 dãy ô thì có thể dùng Center across selection thay vì Merge & center.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Ngày lãng phí là khi không học được điều gì mới

Một ngày trôi qua mà không tiếp thu, tích lũy được điều gì mới, có ích thì đó là một ngày lãng phí! Nguồn: Sưu tầm trên mạng từ lâu nên tôi ...