25/07/2023

Khi tôi 22: Đừng để tiền quyết định bạn

 If I were 22: Never Let Money Define You 

(Khi tôi 22: Đừng để tiền quyết định bạn) 

Suze Orman

---

Điều quan trọng không nằm ở việc thu nhập của bạn là bao nhiêu, mà là cuộc sống bạn có với số tiền kiếm được

Tôi là một nhà tư vấn tài chính. Vì thế, tôi đã nói về chủ đề “tiền bạc” rất nhiều lần. Rất rất nhiều lần.

Tôi còn nhớ, nhiều năm trước đây, khi tôi mới bắt đầu xuất hiện trên kênh truyền hình quốc gia, bất chợt có một người phụ nữ nhận ra tôi trên đường phố và nói với tôi rằng: “Tôi thấy cô trên truyền hình rất nhiều lần. Cô là quý cô tiền bạc.” 

Tôi rất vui khi người khác nhận ra mình nhưng tôi chỉ là “người phụ nữ tiền bạc” khi tôi đã hiểu ra rằng tiền không phải lúc nào cũng là điều quan trọng nhất đối với cuộc sống của mỗi người.

Các bạn cũng đừng hiểu nhầm ý tôi, tôi vẫn luôn luôn coi trọng sự cần thiết của tiền bạc. Một số tiền vừa đủ để chúng ta có thể sống một cuộc sống an toàn và khỏe mạnh là điều nên có. Tuy vậy, có lẽ việc nhận ra khi nào số tiền mà bạn đang có là đủ để chúng giúp bạn thực sự vui vẻ và hạnh phúc, đồng thời tác động tích cực tới những người thân yêu của bạn mới là thử thách của mỗi người.

Tôi đã thực sự phung phí những năm 20 của mình cho công việc bồi bàn và chưa bao giờ kiếm được quá 400 đô la một tháng. 

Nhưng ở tuổi 30, với tôi đó là một sự thay đổi lớn lao. Tôi đã may mắn khi xây dựng thành công một chương trình về lập kế hoạch tài chính và số tiền tôi kiếm được trong một tháng lúc đó thậm chí còn nhiều hơn số tiền tôi từng kiếm được trong một năm. Nhưng đây cũng là lúc vấn đề thực sự bắt đầu: Khi bạn kiếm được càng nhiều tiền, bạn lại càng muốn thể hiện điều đó với mọi người xung quanh. Và điều này thật vô cùng khó để cưỡng lại.

Tôi đã lãng phí quá nhiều cho những xe hơi đắt tiền, những chiếc đồng hồ xa xỉ hay những bộ quần áo kiểu cách. Chỉ đơn giản là tôi muốn mọi người để ý hơn về tôi: Tôi đã lao động vất vả nên giờ xứng đáng được hưởng những gì tôi làm ra. Và cuối cùng, tôi đã chìm trong nợ nần lúc nào không hay. Nếu như ngày đó tôi là khách mời của CNBC, có lẽ tôi sẽ phải tự đưa cho chính mình một lời khuyên về tài chính.

Tình hình tài chính của tôi trở nên vô cùng bi thảm, nhưng quan trọng hơn, tôi chẳng thể kiểm soát nổi tiền bạc của mình vì sự bừa bãi trong chi tiêu. Tôi đã sai lầm ngay từ đầu khi tất cả những thứ xa hoa kia chẳng thể tăng thêm chút giá trị nào cho bản thân tôi.

Nhưng cơn khủng hoảng chẳng ập đến sau một đêm mà diễn ra hàng ngày, một cách từ từ và bạn chỉ thực sự nhận ra cơn ác mộng khi có một sự thay đổi lớn. Điều cuối cùng tôi học được, cũng là cái đã giúp tôi đi tiếp trong hơn 30 năm sự nghiệp sau đó chính là một sự thật: Tiền bạc không quyết định chúng ta, mà chính chúng ta quyết định tiền bạc.

Ở tuổi 22, khi bạn bắt đầu trải nghiệm cuộc sống sau đại học, theo lẽ tự nhiên, bạn sẽ nghĩ về những gì bạn sẽ làm khi bạn bắt đầu kiếm ra tiền và những kế hoạch khi bạn kiếm được nhiều tiền hơn nữa. Tuy nhiên, điều này vô hình khiến cho tiền bạc trở nên có quá nhiều quyền lực đối với cuộc sống của chúng ta trong khi điều quan trọng không nằm ở việc thu nhập của bạn là bao nhiêu, mà là cuộc sống bạn có với số tiền kiếm được.

Tôi không nghĩ đó là một sự tình cờ khi tôi gặp tình yêu của đời mình ở tuổi 50. Tuổi 25 và tuổi 35 của tôi đã quá mải mê theo đuổi tiền bạc nên chẳng thể nhận ra điều gì là quan trọng với mình. Đừng bao giờ quên rằng việc bạn sẽ trở thành người như thế nào còn quan trọng hơn nhiều so với những thứ mà bạn sở hữu.

Vì thế, có lẽ chỉ nói một lần là không đủ: 

Tiền bạc không quyết định chúng ta mà chính chúng ta quyết định tiền bạc.

---

It’s not about how much you make, but the life that you make with the money you have.

I talk about money. A lot.

Years ago when I was just starting to appear on national television, a woman stopped me on the street, turned to her friends and pointed: “I know you. You’re... the money lady!”

What she didn’t realize is that I only became the money lady once I learned to downgrade the importance of money in my life.

Don’t get me wrong — I fully appreciate the need to have a base level of money to be able to live a safe and healthy life. The hard part is recognizing that once you have the basic necessities covered, what you do with money can get in the way of becoming truly content and happy, and present for those you love.

After spending my 20s waitressing and never earning more than $400 a month, my 30s were a drastic shift. I built a successful financial planning practice and was making more in a month than I used to make in a year. But here was the problem: the more money I made, the more I wanted other people to see how great I was doing, financially speaking.

I spent so much money — on fancy cars, watches and clothes simply to impress other people — that I got myself heavily into debt. If I were a guest on my CNBC show today, I would have given myself one serious smackdown.

My finances were a mess, but more importantly, my money was a mess because I was a mess. I had it all wrong — all the things I was spending my money on added nothing to my self-worth.

It didn’t happen overnight, but I dug deep and realized I needed to make a major change. What I eventually learned, and what continues to drive me personally and professionally some 30 years later, is this central truth:

Money will never define you. You define your money.

When you are starting out in your 20s, it is natural to think about all that you will have and do once you start making money, and making moremoney. That gives money way too much power over your life. It’s not about how much you make, but the life that you make with the money you have.

I don’t think it is a coincidence that I met the love of my life when I was 50. My 25-year-old and 35-year-old self hadn’t yet figured out what truly matters. Part of that journey is never forgetting that who you are is far more important than what you have. I will say it one more time:

Money will never define you. You define your money.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Ngày lãng phí là khi không học được điều gì mới

Một ngày trôi qua mà không tiếp thu, tích lũy được điều gì mới, có ích thì đó là một ngày lãng phí! Nguồn: Sưu tầm trên mạng từ lâu nên tôi ...