Bài viết của tôi về bất cập trong việc áp dụng phương pháp thặng dư để định giá đất ở Việt Nam, đăng trên Báo điện tử của Tạp chí kinh tế Việt Nam (Vneconomy). Đây là kỳ 1 trong chuỗi bài gồm 2 kỳ. Tôi chọn đăng báo online để nhiều người tiếp cận hơn thay vì đăng trên báo in (nội dung trả phí).
Nhiều người đã hiểu nhầm về phương pháp thặng dư và còn gắn nó với "địa tô chênh lệch" (differential ground rent) mang màu sắc kinh tế chính trị, hoặc đánh đồng với phương pháp chiết khấu dòng tiền. Xem thêm bài báo tại ĐÂYTrong khi đó, bản chất của phương pháp đơn giản là bài toán tìm nghiệm khi biết tất cả các tham số, do vậy được sử dụng để tìm giá trị còn lại của bất kỳ biến đầu vào nào (trong trường hợp này là giá đất) khi các đầu vào khác được biết trước.Nếu lợi nhuận nhà phát triển (ở Việt Nam sử dụng tên gọi lợi nhuận nhà đầu tư) là biết trước, phần còn lại (residual value) sẽ là giá trị của đất và ngược lại...Một số tranh cãi liên quan đến lợi nhuận NĐT trong chi phí phát triển bị trùng với thu nhập chịu thuế tính trước trong CPXD khi sử dụng suất vốn đầu tư cũng xuất phát từ việc hiểu nhầm nghiêm trọng này, suy cho cùng vẫn là do không hiểu bản chất, học ngọn mà thiếu đi các kiến thức cơ bản, dẫn tới tự suy diễn phương pháp dựa vào cái tên theo nghĩa đen.Cuối bài, tôi bổ sung thêm một số thông tin ngoài lề để độc giả hiểu rõ hơn.
Bất cập trong việc áp dụng phương pháp thặng dư để định giá đất ở Việt Nam
Link bài gốc đăng tại VnEconomy
Thực tế hiện nay, phương pháp thặng dư (residual method) thường được sử dụng để định giá lô đất trống hay các bất động sản có tiềm năng phát triển...
CÁC THÔNG TIN TRAO ĐỔI THÊM:
Về Lợi nhuận Nhà đầu tư:
Ngoài việc có công văn hướng dẫn liên ngành của Hà Nội (2015) thì từ trước đó rất lâu (từ năm 2010-2011) đã có thông lệ tính Lợi nhuận Nhà đầu tư = 14%. Vào thời điểm năm 2011, vẫn áp dụng theo phiên bản tiêu chuẩn TĐG đời đầu, không phải bản hiện nay. Ngày đó thực tế mọi người auto ốp 14% và không chứng minh, chỉ là "theo kinh nghiệm". Tại sao 14%, mình đoán là họ lấy theo trần lãi suất tiền gửi thời bấy giờ (14%). Vì thời kỳ 2009-2013 rất phổ biến việc tính tỷ suất chiết khấu dựa vào lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước (ngày đó ls cơ bản là 9%, rồi nhân với hệ số 1.5 lần "theo kinh nghiệm"). Một tấm ảnh cũ mình lấy từ luận văn Đại học của mình, cắt từ bảng thống kê diễn đàn lớn nhất VN lúc đó là thamdinhgia.org (nay ko còn tồn tại).
Mặc dù cha đẻ của Suất Vốn đầu tư là Bộ Xây dựng đã khẳng định tại công văn 284/BXD-KTXD ngày 09/2/2018 gửi Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội "Theo quy định tại Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, thu nhập chịu thuế tính trước là một khoản mục chi phí cấu thành nên chi phí xây dựng, là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng công trình. Khoản thu nhập chịu thuế tính trước trong chi phí xây dựng độc lập với khoản lợi nhuận của nhà đầu tư."
Tuy nhiên kết luận của Thanh tra Chính phủ vẫn cho rằng tính trùng lợi nhuận nhà đầu tư 14% và thu nhập chịu thuế tính trước 5,5%
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét