Tôi chia sẻ lại nhóm 1
case study đã đăng lên Group ngày 27/6/2022. Xin tóm tắt lại tình huống như
sau:
Công ty A là DNNN có quyền
khai thác mỏ tài nguyên do nhà nước cấp. A không thực hiện việc khai thác mà
bán quyền khai thác (hay còn gọi là bán "mỏ" lại cho công ty B là
công ty tư nhân). Vì Nhà nước không cho phép việc mua bán như vậy nên hai bên
đã ký 1 “hợp đồng thuê mỏ” dài hạn. Tại thời điểm ký hợp đồng, thời hạn khai
thác còn lại là 40 năm. Bên B đã thanh toán đủ số tiền “mua mỏ” này cho bên A
là 40 tỷ đồng (thanh toán 1 lần, tất nhiên về danh nghĩa giấy tờ vẫn là thuê).
Tại thời điểm thẩm định giá (TĐG), A đã cho B thuê được 10 năm.
Câu hỏi đặt ra là khi thẩm
định giá giá trị doanh nghiệp (GTDN) A theo phương pháp tài sản, thẩm định viên
có cần thẩm định giá trị quyền khai thác mỏ này để cộng vào GTDN A hay không ?
Nếu có, thì phương pháp xác định giá trị mỏ này như thế nào, giá trị khoảng bao
nhiêu ?
Quan điểm của bên A: Bên
A đã bán quyền khai thác mỏ cho bên B và đã nhận tiền 1 lần, như vậy bên A ko
còn quyền lợi gì từ mỏ đó nữa. Do đó không thể tính giá trị quyền khai thác mỏ vào
giá trị doanh nghiệp của họ.
Quan điểm của Thẩm định viên: Vì trên giấy tờ, Công ty A vẫn đứng tên quyền khai thác mỏ này nên cứ tài sản đứng tên họ là phải định giá. Mặc dù bên A không còn lợi ích gì mà chỉ đứng ra làm thủ tục với nhà nước hộ bên B, nhưng vẫn phải định giá quyền khai thác mỏ theo thị trường hiện tại. Bên A đã bán cho bên B 40 tỷ đồng không có nghĩa giá trị quyền khai thác mỏ ở hiện tại là 40 tỷ đồng. Giá trị thị trường của quyền khai thác mỏ TĐV ước tính khoảng 35 tỷ đồng (cho thời gian thuê còn lại là 30 năm tính từ thời điểm TĐG). Thẩm định viên dự kiến sẽ “trừ đi số tiền bên A đã nhận cho 30 năm còn lại” để tính ra “lợi thế” của mỏ. TĐV cho rằng nếu ko trừ đi số tiền đã thu thì cái mỏ đang bị tính 2 lần.
Quan điểm của bạn là gì ?
Tình huống này đã được giải
quyết vào tháng 6 năm 2022.
Các bạn có thể thảo luận tại Group, không comment hay thảo luận tại đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét